Search
Close this search box.

Giải pháp toàn diện cho đôi mắt khỏe

Liệu pháp ánh sáng đỏ cường độ thấp để kiểm soát tiến triển cận thị

Liệu pháp ánh sáng đỏ cường độ thấp để kiểm soát tiến triển cận thị

Liệu pháp ánh sáng đỏ cường độ thấp là phương pháp không xâm lấn, sử dụng ánh sáng đỏ hoặc cận hồng ngoại để kiểm soát tiến triển cận thị. Cận thị là bệnh về mắt phổ biến ở Việt Nam. Tỷ lệ mắc cận thị có thể chiếm từ 50-70%.

Hiện nay có các phương pháp kiểm soát cận thị phổ biến như phương pháp chỉnh quang (Ortho-K và kính áp tròng, kính gọng) hoặc dùng Atropine nồng độ thấp 0,01% – 0,05%. Bên cạnh đó, sử dụng liệu pháp ánh sáng đỏ cường độ thấp là cách tiếp cận mới trong kiểm soát tiến triển cận thị.

Trong bài viết này, GoMed xin giới thiệu với quý độc giả về liệu pháp ánh sáng đỏ cường độ thấp trong kiểm soát tiến triển cận thị.

Liệu pháp ánh sáng đỏ cường độ thấp để kiểm soát tiến triển cận thị

Liệu pháp ánh sáng đỏ cường độ thấp để kiểm soát tiến triển cận thị

Liệu pháp ánh sáng đỏ cường độ thấp là gì?

Định nghĩa: Liệu pháp ánh sáng đỏ là phương pháp điều trị không xâm lấn. Sử dụng ánh sáng đỏ hoặc cận hồng ngoại cường độ thấp. Giúp kích thích sửa chữa tế bào, giảm viêm và cải thiện chức năng mô.

Trong nhãn khoa, liệu pháp ánh sáng đỏ tăng cường khả năng thích ứng của mắt với những thay đổi về độ dài tiêu cự. Giảm mỏi mắt do làm việc gần, đồng thời cải thiện lưu lượng máu và oxy hóa ở võng mạc.

Cơ chế tác dụng của liệu pháp ánh sáng đỏ cường độ thấp

Nghiên cứu về liệu pháp ánh sáng đỏ để kiểm soát cận thị vẫn đang ở giai đoạn đầu. Nhưng các nghiên cứu sơ bộ cho thấy kết quả đầy hứa hẹn. Một số phát hiện chính bao gồm:

  1. Thích ứng với những thay đổi về tiêu cự. Một nghiên cứu được thực hiện trên mô hình động vật cho thấy liệu pháp này cải thiện khả năng của mắt. Liệu pháp thích ứng với thay đổi về tiêu cự và có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển và tiến triển cận thị.
  2. Giảm căng thẳng cho mắt, tăng cường lưu lượng máu và oxy hóa ở võng mạc. Giảm căng thẳng và mệt mỏi cho mắt. Điều này giúp giảm thiểu sự căng thẳng cho các cơ tập trung của mắt khi làm việc gần (đây là yếu tố góp phần phát triển cận thị).
  3. Bảo vệ thần kinh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra liệu pháp ánh sáng đỏ tăng lượng Dopamine võng mạc. Dopamine võng mạc có thể có tác dụng bảo vệ thần kinh, bảo vệ các tế bào võng mạc khỏi bị hư hại, tăng cường sức khỏe tổng thể của mắt.

Một số bằng chứng trên lâm sàng

Nghiên cứu của Yu Jiang và cộng sự cho thấy hiệu quả 76,8% trong việc giảm độ dài trục nhãn cầu và 87,8% trong thay đổi độ cầu tương đương với mức tuân thủ điều trị là 75%.

Năm 2023, Jing Dong và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu khác. Kết quả: Liệu pháp làm chậm tiến triển cận thị 0,167D và giảm độ giãn dài trục 0,101mm trong 6 tháng. So sánh với nhóm điều trị bằng thiết bị giả (công suất 10% so với thiết bị thật).

Ruilin Xiong và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu:

  • Theo dõi trẻ em điều trị với liệu pháp ánh sáng đỏ trước và sau khi kết thúc điều trị. Kết quả cho thấy liệu pháp này vẫn tiếp tục duy trì hiệu quả và độ an toàn đầy hứa hẹn trong việc làm chậm tiến triển cận thị trong hơn 2 năm.
  • Cụ thể với nhóm điều trị liên tục bằng ánh sáng đỏ.

– Hiệu quả làm chậm sự tăng độ dài trục nhãn cầu và thay đổi độ cầu tương đương đều là 75%. Cao hơn rất nhiều so với những nhóm chỉ điều trị trong 1 năm (hiệu quả chỉ đạt 30%).

– Phản ứng dội ngược được ghi nhận sau khi kết thúc điều trị không đáng kể.

– Phương pháp đạt hiệu quả nhất trong năm đầu tiên.

Lei Zhou và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu hồi cứu trên 105 trẻ em cận thị. Sau 9 tháng, độ cầu tương đương nhóm điều trị thấp hơn khoảng 1D. Độ dài trục nhãn cầu nhỏ hơn 0,2mm so với nhóm không điều trị.

Tác dụng phụ liệu pháp ánh sáng đỏ cường độ thấp

Chưa ghi nhận bất kỳ một phản ứng bất lợi nghiêm trọng nào ở các nghiên cứu lâm sàng trên thế giới. Có thể gặp một số tác động như giảm thị lực tạm thời, lóa mắt, chói mắt từ vài giây đến vài phút, một số trường hợp có thể là vài ngày hoặc chứng ám điểm tuyệt đối (scotoma).

So sánh liệu pháp ánh sáng đỏ cường độ thấp với các phương pháp khác

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dùng phương pháp Ortho-K cho hiệu quả kiểm soát cận thị là 30-59%, tuy nhiên tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng giác mạc cũng như khó khăn trong việc tuân thủ đeo kính mỗi đêm.

Tương tự sử dụng Atropin nồng độ thấp (0,01-0,05%) cho hiệu quả 50% trong kiểm soát cận thị. Tuy nhiên vẫn sẽ gặp một số nguy cơ như gây khó khăn khi nhìn gần, chói mắt, dị ứng.

Mặc dù do khác biệt trong thiết kế nghiên cứu dẫn đến khó khăn trong việc so sánh các phương pháp với nhau. Tuy nhiên, sử dụng phương ánh sáng đỏ cường độ thấp thường cho thấy hiệu quả điều trị là 70-75%. Đồng thời có tác dụng phụ ít gặp như chói, lóa mắt trong thời gian ngắn.

Thiết bị và phương pháp thực hiện liệu pháp ánh sáng đỏ cường độ thấp

Thường sử dụng thiết bị chiếu sáng để bàn tại nhà, có sự theo dõi và kiểm soát của phụ huynh khi điều trị.

Ánh sáng được sử dụng trong phương pháp này là ánh sáng đỏ, với bước sóng 650nm (cá biệt có một số nghiên cứu dùng bước sóng 635nm), điều trị 3 phút/lần, 2 lần/ngày, 5 ngày/tuần, khoảng cách giữa 2 lần điều trị liên tiếp cách nhau ít nhất 4 giờ.

Kết luận

Phương pháp ánh sáng đỏ cường độ thấp đang là một phương pháp điều trị thay thế đầy hứa hẹn để kiểm soát cận thị ở trẻ em được người dùng ở một số nước trên thế giới, ví dụ như Trung Quốc chấp nhận tốt và không có tổn thương về chức năng hoặc cấu trúc được ghi nhận trong các nghiên cứu lâm sàng đã được tiến hành.

Do là phương pháp mới được quan tâm trong những năm gần đây, nên cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để có đánh giá về hiệu quả và độ toàn trong thời gian dài hơn (5-10 năm).

Tài liệu tham khảo

Yu Jiang, Zhuoting Zhu, Xingping Tan, et al. Effect of Repeated Low-Level Red-Light Therapy for Myopia Control in Children: A Multicenter Randomized Controlled Trial. Ophthalmology, 2022, 129(5): 509-519

Jing Dong, Zhuoting Zhu, Haifeng Xu, et al. Myopia Control Effect of Repeated Low-Level Red-Light Therapy in Chinese Children: A Randomized, Double-Blind, Controlled Clinical Trial. Ophthalmology, 2023, 130(2): 198-204

Ruilin Xiong, Zhuoting Zhu, Yu Jiang, et al. Sustained and rebound effect of repeated low-level red-light therapy on myopia control: A 2-year post-trial follow-up study. Clinical and Experimental Ophthalmology, 2022, 50(9): 1013-1024

Lei Zhou, Chao Xing, Wei Qiang, et al. Low-intensity, long-wavelength red light slows the progression of myopia in children: an Eastern China-based cohort. Ophthalmic and Physiological Optics, 2022, 42(2): 335-344

Dưới đây là một số bài viết liên quan đến chủ đề kiểm soát cận thị:

https://gomed.vn/bai-viet/atropine-lam-cham-tien-trien-can-thi/

https://gomed.vn/bai-viet/cap-nhat-cac-phuong-phap-kiem-soat-tien-trien-can-thi/

https://gomed.vn/bai-viet/cach-ngan-ngua-khoi-phat-can-thi/

Tác giả: Bùi Huỳnh Hải Đăng

Hãy vote 5 sao nếu bạn thấy Bài viết này hữu ích!

Ấn vào Ngôi sao để Vote!

Tỉ lệ Vote trung bình 0 / 5. Số lượng Vote: 0

Tạm thời chưa có Vote. Hãy là người đầu tiên Vote Sao!

About the Author

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

You may also like these

1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x