Search
Close this search box.

Giải pháp toàn diện cho đôi mắt khỏe

  LƯU Ý ĐIỀU TRỊ CẢ KHÔ MẮT VÀ CẬN THỊ TIẾN TRIỂN Ở TRẺ EM


luuycanthi    

     Tỷ lệ khô mắt ở trẻ em ngày càng giảm, ít triệu chứng chủ quan hơn và những hạn chế của các phương pháp chẩn đoán hiện tại có thể khiến các bác sĩ lâm sàng bỏ qua tình trạng khô mắt.

     Bệnh khô mắt là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến 50% dân số, đặc trưng bởi sự khó chịu ở mắt và rối loạn thị giác có thể làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống.[1] Kính áp tròng góp phần gây khô mắt, với hơn 50% số người đeo kính báo cáo các triệu chứng khô mắt.[2]

     Cận thị là một bệnh dịch ở giới trẻ ở Đông và Đông Nam Á, với khoảng 80% đến 90% bị ảnh hưởng[3] và có tới 20% bị cận thị nặng.[4] Để điều chỉnh và kiểm soát cận thị, kính áp tròng mềm và chỉnh hình ngày càng được quan tâm ở trẻ em và thanh thiếu niên. Mặc dù cũng đã có báo cáo về tình trạng khó chịu liên quan đến kính áp tròng ở trẻ em,[5-7] song bằng chứng về khô mắt ở trẻ em không hoàn toàn rõ ràng, với một số gợi ý rằng bệnh nhi, bao gồm cả trẻ em đeo kính áp tròng, có thể ít phàn nàn hơn người lớn.[8, 9]

ORTHOK VÀ KHÔ MẮT

     Trong một nghiên cứu so sánh chất lượng cuộc sống liên quan đến thị giác với chỉnh kính và đeo kính một mắt, 30% đến 40% trẻ em cho biết mắt khó chịu/ngứa/đốt/khô sau khi đeo kính.[10] Điều thú vị là liệu OrthoK có góp phần hoặc làm giảm khô mắt hay không còn chưa rõ ràng. Học viện Orthokeratology và Kiểm soát cận thị Hoa Kỳ (AAOMC) và Hiệp hội Orthokeratology Châu Đại Dương hỗ trợ OrthoK phù hợp cho trẻ em không thể đeo kính khác do khô mắt hoặc dị ứng,[11] trong khi các bằng chứng khác cho thấy chưa chẩn đoán được tình trạng khô mắt khi đeo OrthoK.

     Ví dụ, đeo kính OrthoK được phát hiện là làm giảm độ ổn định của màng film nước mắt (tăng bốc hơi và mỏng đi) và được cho là gây viêm mắt do rối loạn tuyến meibomian.[12-14] Sự mất ổn định của màng phim nước mắt (và di chứng kèm theo) khi đeo kính OrthoK ở trẻ em được cho là do sự thay đổi bề mặt giác mạc không đều do OrthoK gây ra.[15] Các báo cáo về việc không có thay đổi chiều cao liềm nước mắt hoặc OSDI so với mức trước OrthoK sau nhiều tháng đeo[16] tương phản với dữ liệu cho thấy sự cải thiện ban đầu về tình trạng khô mắt giảm dần trong những tháng đeo kính[2], điều này có thể gợi ý sự thích ứng thần kinh nhanh chóng ở trẻ em.[4]

     Mặc dù mối quan hệ giữa việc đeo kính áp tròng ở trẻ em và bệnh khô mắt chưa hoàn toàn rõ ràng, nhưng có một số thông số quan trọng nhất định mà các bác sĩ cần lưu ý để giảm tỷ lệ tiến triển cận thị, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống với sự thoải mái nhất. Việc tuân thủ đeo kính là yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả và các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ phức tạp giữa sự thoải mái với việc tuân thủ việc đeo kính.[17]

ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA MÀNG PHIM NƯỚC MẮT LÀ QUAN TRỌNG ĐỂ KIỂM SOÁT CẬN THỊ Ở TRẺ EM[15]

     Các báo cáo về tình trạng chớp mắt một phần tăng lên sau khi sử dụng OrthoK bắt buộc chúng ta phải tăng cường quan sát điều đó. Liên quan đến màng phim nước mắt của trẻ sử dụng OrthoK, độ dày lớp lipid ở trẻ em đòi hỏi các tiêu chuẩn khác với người lớn. Do đó, test Lipiview thông thường có thể không đáng tin cậy ở trẻ em.[18] Ngoài ra, cần nhớ rằng viêm kết mạc dị ứng có tỷ lệ mắc cao hơn ở trẻ em và có thể gây khô mắt, khiến việc chẩn đoán khô mắt do đeo kình trở nên khó khăn hơn.

[19] Chụp hình giác mạc là phương pháp hiệu quả để phát hiện chiều cao liềm nước mắt và tình trạng rối loạn tuyến meibomian ở trẻ em, đặc biệt khi kết hợp với bảng câu hỏi để tạo điều kiện chẩn đoán khô mắt.[19] Đối với người cận thị cao, việc giảm tật khúc xạ (RE) đòi hỏi nhiều áp lực hơn từ thấu kính lên giác mạc, dẫn đến tăng sự tổn thương giác mạc, màng film nước mắt không đều, khó chịu và khô mắt. Để giảm thiểu rủi ro này, có thể xem xét giảm RE từng phần,[20] cùng với nhắc nhở và theo dõi thường xuyên hơn.[20]

     Cuối cùng, tầm nhìn kém hơn và sự không thoải mái có thể giảm tuân thủ, điều này càng cho thấy tầm quan trọng của việc giải thích cho bệnh nhân, nhất là với trẻ em. Nên tập trung vào nam giới, những người có độ cận thị thấp hơn và những người ít tuân thủ đeo kính để giúp họ có hiểu từ đó tuân thủ tốt hơn.[17]

     Tóm lại, tỷ lệ khô mắt giảm ở trẻ em, ít triệu chứng chủ quan hơn và những hạn chế của các thủ tục chẩn đoán hiện tại có thể khiến các bác sĩ lâm sàng bỏ qua tình trạng khô mắt.[19] Trong khi việc đeo kính áp tròng mang lại khả năng kiểm soát cận thị hiệu quả cho trẻ em thì khi kê đơn, bác sĩ cũng nên lưu ý đến bề mặt nhãn cầu của trẻ, đặc biệt là chức năng tuyến meibomian và tỷ lệ khô mắt, có thể làm giảm sự thoải mái và tuân thủ, cuối cùng dẫn đến kết quả tồi tệ hơn.[19]

 TỔNG KẾT

Để tối đa hóa sự thoải mái của trẻ đeo kính áp tròng, bác sĩ nên:

  1. Lưu ý rằng độ ổn định của màng phim nước mắt ảnh hưởng đến sự khó chịu ở mắt, do đó hãy chú ý đến tuyến meibomian, tốc độ chớp mắt và các triệu chứng chủ quan.
  2. Cần lưu ý rằng tỷ lệ mắc bệnh viêm kết mạc dị ứng cao hơn ở trẻ em có thể bị nhầm lẫn với bệnh khô mắt.
  3. Hãy lưu ý đến các vấn đề ảnh hưởng đến sự tuân thủ như nhìn kém, cảm giác khó chịu, nam giới…

Tác giả: Minh Đức

References

[1] Assessment, D.E. and M.S.R. Group, n− 3 Fatty Acid Supplementation for the Treatment of Dry Eye Disease. New England Journal of Medicine, 2018. 378(18): p. 1681-1690.

[2] Yan, Z., Dry eye symptoms and signs in children wearing OK lenses for six months in China. Journal francais d’ophtalmologie, 2020. 43(3): p. 211-215.

[3] Baird, P.N., et al., Myopia (Primer). Nature Reviews: Disease Primers, 2020. 6(1).

[4] Jin, W., et al., Short-term effects of overnight orthokeratology on corneal sensitivity in Chinese children and adolescents. Journal of ophthalmology, 2018. 2018.

[5] Sankaridurg, P., et al., Adverse events during 2 years of daily wear of silicone hydrogels in children. Optom Vis Sci, 2013. 90(9): p. 961-9.

[6] Wang, X., et al., The Influence of Overnight Orthokeratology on Ocular Surface and Meibomian Gland Dysfunction in Teenagers with Myopia.J Ophthalmol, 2019. 2019: p. 5142628.

[7] Jones, L.A., et al., Purchase of contact lenses and contact-lenses-related symptoms following the Contact Lenses in Pediatrics (CLIP) Study.Cont Lens Anterior Eye, 2009. 32(4): p. 157-63.

[8] Greiner, K.L. and J.J. Walline, Dry eye in pediatric contact lens wearers. Eye Contact Lens, 2010. 36(6): p. 352-5.

[9] Han, S.B., et al., Children with dry eye type conditions may report less severe symptoms than adult patients. Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol, 2013. 251(3): p. 791-6.

[10] Yang, B., et al., Vision-related quality of life of Chinese children undergoing orthokeratology treatment compared to single vision spectacles.Contact Lens and Anterior Eye, 2021. 44(4): p. 101350.

[11] Haines, C. Dry Eye in Myopia Management. Myopia Profile 2021  [cited 2021 November 16]; Available from: https://www.myopiaprofile.com/dry-eye-in-myopia-management/.

[12] Yang, L., et al., The influence of overnight orthokeratology on ocular surface and dry eye-related cytokines IL-17A, IL-6, and PGE2 in children.Contact Lens and Anterior Eye, 2021. 44(1): p. 81-88.

[13] Na, K.-S., et al., The influence of overnight orthokeratology on ocular surface and meibomian glands in children and adolescents. Eye & contact lens, 2016. 42(1): p. 68-73.

[14] Liu, Y.M. and P. Xie, The safety of orthokeratology—a systematic review. Eye & contact lens, 2016. 42(1): p. 35.

[15] Cho, W.-H., et al., Analysis of tear film spatial instability for pediatric myopia under treatment. Scientific Reports, 2020. 10(1): p. 1-9.

[16] Carracedo, G., J.M. González-Méijome, and J. Pintor, Changes in diadenosine polyphosphates during alignment-fit and orthokeratology rigid gas permeable lens wear. Investigative ophthalmology & visual science, 2012. 53(8): p. 4426-4432.

[17] Weng, R., et al., Exploring non-adherence to contact lens wear schedule: Subjective assessments and patient related factors in children wearing single vision and myopia control contact lenses. Contact Lens and Anterior Eye, 2021. 44(1): p. 94-101.

[18] Zeng, L., et al., Tear Lipid Layer Thickness in Children after Short-Term Overnight Orthokeratology Contact Lens Wear. Journal of Ophthalmology, 2020. 2020.

[19] Wang, X., et al., Evaluation of dry eye and meibomian gland dysfunction in teenagers with myopia through noninvasive keratograph. Journal of ophthalmology, 2016. 2016.

[20] Hu, P., et al., The safety of orthokeratology in myopic children and analysis of related factors. Contact Lens and Anterior Eye, 2021. 44(1): p. 89-93.

Hãy vote 5 sao nếu bạn thấy Bài viết này hữu ích!

Ấn vào Ngôi sao để Vote!

Tỉ lệ Vote trung bình 5 / 5. Số lượng Vote: 1

Tạm thời chưa có Vote. Hãy là người đầu tiên Vote Sao!

1 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x