Thuốc nhỏ mắt chứa corticoid khi dùng tại chỗ hoặc toàn thân trong thời gian dài có thể mang tại những tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số bệnh lý phổ biến như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bệnh ptosis, nhiễm độc toàn thân và tăng đường huyết không kiểm soát.
Steroid nhỏ mắt được sử dụng trong điều trị cho bệnh viêm kết mạc dị ứng hoặc viêm kết mạc không có nhiễm trùng, để ức chế tình trạng viêm sau phẫu thuật đục thủy tinh thể và trong điều trị viêm màng bồ đào sau cấp tính và mãn tính [1]. Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng để ức chế miễn dịch sau khi cấy ghép tạng và trong điều trị cấp tính bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ [1]. Việc sử dụng đơn trị liệu của thuốc steroid chỉ có vai trò giới hạn trong điều trị nhiễm trùng mắt do vi khuẩn.
Thật không may, nhóm thuốc này thường bị lạm dụng, dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn và có thể gây tổn thương mắt vĩnh viễn. Đặc biệt, corticosteroid khi dùng tại chỗ hoặc toàn thân trong thời gian dài có thể mang tại những tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bệnh ptosis, nhiễm độc toàn thân và tăng đường huyết không kiểm soát [2,3,4].
Việc nhận thức những tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc nhỏ mắt chứa corticoid khi sử dụng liều cao và kéo dài, sẽ giúp bạn tránh được những hậu quả nặng nề.
Tăng nhãn áp do thuốc tra mắt corticosteroid
Bệnh glocom hay còn gọi là bệnh thiên đầu thống (cườm nước) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đây chính là nguyên nhân thứ 2 gây mù lòa. Thói quen tự mua thuốc nhỏ mắt mà không có sự chỉ định của các sĩ gây nhiều nguy hiểm.
Một chuỗi các nghiên cứu đã được thực hiện theo dõi một loạt các bệnh nhân dùng corticosteroid nhỏ mắt. Bài nghiên cứu cảnh báo về sự tăng nhãn áp đáng kể ở nhiều bệnh nhân trong nghiên cứu. Corticosteroid chỉ nên được sử dụng khi có sự hướng dẫn và quản lý của bác sĩ, đặc biệt với những bệnh nhân bị nghi ngờ tăng nhãn áp hoặc có tiền sử gia đình bị tăng nhãn áp. Do đó, việc sử dụng các loại thuốc này cần được giám sát chặt chẽ để ngăn ngừa sự xuất hiện của hội chứng “bệnh tăng nhãn áp cortisone”. Áp lực nội nhãn phải luôn được theo dõi khi mắt dùng corticosteroid quanh mắt.
Theo thống kê Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2009, bệnh nhân bị glaucoma góc mở, có tiền sử tra corticoid tại mắt kéo dài chiếm 31,7% đến 33,1%, trong đó số người trong lứa tuổi lao động (25-59) chiếm 63,1%. Theo một báo cáo của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2011 tại 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình: Tỷ lệ glaucoma trong một số cộng đồng dân cư nghiên cứu chiếm tới 2,2% (ở Nam Định) và 2,4% ( tại Thái Bình).
Về cơ chế gây tăng nhãn áp, corticoid gây tích tụ chất glycosaminoglycan, tăng sản xuất chất protein-TIGR làm bít các lỗ bè, dẫn tới tăng nhãn áp gây bệnh glaucoma góc mở thứ phát.
Một số yếu tố nguy cơ gây tăng nhãn áp bao gồm:
Tiền sử bệnh tăng nhãn áp/ nghi ngờ bệnh tăng nhãn áp
Năm 1963, Becker và Mills đã chứng minh rằng những bệnh nhân bị bệnh tăng nhãn áp, hoặc đã được chẩn đoán là nghi ngờ bệnh tăng nhãn áp, đã tăng áp lực nội nhãn rõ rệt sau khi tiếp xúc với corticosteroid tại chỗ trong vài tuần.
Áp lực nội nhãn của tất cả các bệnh nhân này trở về mức ban đầu hoặc về mức bình thường sau khi ngừng điều trị bằng steroid.
Tuổi tác
Armaly báo cáo tác dụng tăng nhãn áp do steroid gây ra ở người lớn tuổi cao hơn so với bệnh nhân trẻ tuổi và đặc biệt ở những bệnh nhân đang bị tăng nhãn áp.
Những yếu tố khác
Người ta đã báo cáo rằng có nguy cơ cao hơn phản ứng với corticosteroid ở những bệnh nhân một số bệnh về mô liên kết, tiểu đường loại I, tăng nhãn áp góc mở nguyên phát (POAG), [5, 6, 7] hoặc cận thị nặng [8, 9]. Các tác dụng khác ở mắt do steroid đã được báo cáo bao gồm tăng độ dày giác mạc và giãn đồng tử nhẹ, nhưng những thay đổi này không được chứng minh là có liên quan đến phản ứng tăng huyết áp ở mắt [10, 11].
Năm 2019, một bé trai ở tỉnh Hà Tĩnh sau khi sử dụng thuốc nhỏ mắt corticosteroid để điều trị viêm kết mạc dị ứng mà không có chỉ định của bác sĩ đã bị giảm thị lực và biểu hiện Glaucoma nặng.
Mỗi năm có một số lượng không nhỏ những trường hợp mù mắt vĩnh viễn do dùng thuốc nhỏ mắt corticosteroid, là một tình trạng đáng báo động cho những gia đình có thói quen tự sử dụng thuốc không có chỉ định của bác sĩ.
Đục thủy tinh thể
Những bệnh nhân gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng này của thuốc tra mắt corticoid đa phần là ở những bệnh nhân trẻ tuổi, do ban đầu bị viêm kết mạc, đi khám bệnh và được kê thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid. Khi dùng thuốc này thấy nhanh khỏi nên sau đó hễ cứ có triệu chứng khó chịu ở mắt là bệnh nhân lại mua về dùng.
Tác dụng phụ khi dùng corticoid thường xuất hiện sau vài tuần với loại corticoid mạnh và sau vài tháng với loại corticoid với loại nhẹ. Biểu hiện của bệnh về mắt do đục thủy tinh thể thường không có triệu chứng rõ ràng như không đau nhức, không đỏ mắt nên người bệnh thường đến khám muộn khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Khi bị đục thủy tinh thể nặng, bệnh nhân bắt buộc phải phẫu thuật thay thủy tinh thể để cải thiện tầm nhìn.
Các trường hợp bệnh nhân tới viện khám do suy giảm thị lực và được chẩn đoán đục thủy tinh thể do sử dụng corticoid không phải là một điều hiếm gặp. Rất nhiều người chưa ý thức hoặc không được dược sĩ khuyến cáo về các tác dụng phụ của thuốc khi tra mắt corticoid. Corticoid có tác dụng giảm triệu chứng rất nhanh nhưng cần sử dụng đúng bệnh, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Việc lạm dụng corticoid sẽ dẫn đến những hiệu quả nghiêm trọng, nhất là nguy cơ gây mù lòa vĩnh viễn.
Nguồn tài liệu tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5153265/#b30-opth-10-2433
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30900600/4
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25535172/