NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG LÀM GIẢM TIẾN TRIỂN CẬN THỊ Ở TRẺ EM?
Tăng thời gian ở ngoài trời ít nhất một giờ mỗi ngày có thể làm giảm 45% nguy cơ phát triển cận thị! (Theo Divya Jagadeesh, PhD, Postdoctoral Research Fellow BHVI)
Trong những năm qua, nhiều yếu tố nguy cơ đã được xem xét đối với bệnh cận thị, từ các đặc điểm cá nhân như giới tính, dân tộc, tiền sử của bố mẹ, chiều cao và trí thông minh, cho đến các yếu tố môi trường, chẳng hạn như nhìn gần, thời gian ở ngoài trời, giấc ngủ, chế độ ăn uống, tình trạng kinh tế xã hội,… Trong đó, thời gian ở ngoài trời và nhìn gần vẫn là những yếu tố quan trọng nhất và liên quan đến các yếu tố khác. Tác động của thời gian ở ngoài trời đã được kiểm chứng và chấp nhận, trong khi mối liên hệ giữa yếu tố nhìn gần với cận thị còn chưa rõ ràng. THỜI GIAN NGOÀI TRỜI Các yếu tố sau đây được coi là có vai trò trong tác động của thời gian ở ngoài trời.
- ĐỘ CHIẾU SÁNG CAO [1-6]
Dành nhiều thời gian ở ngoài trời trong ngày cho phép ánh sáng tự nhiên chiếu tới võng mạc và kích thích giải phóng dopamine, từ đó làm giảm sự phát triển chiều dài trục nhãn cầu.[1,2,4] Ánh sáng cường độ cao được cho là kích hoạt các tế bào hạch võng mạc nhạy cảm với ánh sáng và hoạt hóa các con đường dopaminergic võng mạc.[6] Đối với động vật, việc tiếp xúc hàng ngày với mức ánh sáng cao 40.000 lux đã ngăn ngừa sự khởi phát cận thị và làm chậm sự tiến triển cận thị ở gà con.[3,7] Tương tự, mức ánh sáng cao ~25.000 lux cũng ức chế cận thị ở khỉ rhesus.[1,5]
- CO ĐỒNG TỬ VÀ TĂNG ĐỘ TẬP TRUNG [8]
Việc nhìn xa sẽ làm cho hình ảnh ít bị mờ hơn và giảm hiện tượng mất nét viễn thị ở ngoại vi, do đó làm chậm quá trình khởi phát cận thị.
- TIẾP XÚC VỚI ÁNH SÁNG TIA CỰC TÍM (UV) [9]
Tiếp xúc với ánh sáng tím (360 đến 40 nm) [1] điều hòa tăng cường gen ức chế cận thị (EGR1) ở gà con và [2] kính áp tròng truyền ánh sáng tím ngăn chặn sự tiến triển ở trẻ cận thị.
- THÀNH PHẦN PHỔ CỦA ÁNH SÁNG [10]
Ở gà con, tỷ lệ cận thị do tiếp xúc với tia cực tím và ánh sáng xanh ít hơn so với ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ hoặc khi nuôi trong phòng tối.
- KHÔNG GIAN NHÌN VÔ TẬN/KHÔNG GIAN KHÚC XẠ ĐỒNG NHẤT [11]
Môi trường ngoài trời với tầm nhìn xa mang lại ít sự khác biệt về độ khúc xạ giữa các phần tử của mắt và có thể hỗ trợ quá trình điều chỉnh quang học hiệu quả, do đó có thể ngăn ngừa sự khởi phát của cận thị.
KHUYẾN NGHỊ Một phân tích tổng hợp [12] gồm 17 nghiên cứu, bao gồm các mẫu thuộc nhiều chủng tộc, đã tóm tắt rằng việc dành ít hơn 13 giờ mỗi tuần ở ngoài trời là một yếu tố nguy cơ phát triển cận thị. Tăng thời gian ở ngoài trời ít nhất một giờ mỗi ngày có thể làm giảm 45% nguy cơ phát triển cận thị. Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên ở Trung Quốc cho thấy rằng việc tăng thời gian ở ngoài trời ít nhất 40 phút mỗi ngày làm giảm 9% tỷ lệ cận thị ở học sinh trong ba năm.
[13] Một nghiên cứu khác được thực hiện ở Đài Loan cho thấy rằng dành 80 phút mỗi ngày ở ngoài trời làm giảm nguy cơ cận thị ở học sinh. Tỷ lệ cận thị bắt đầu tăng 9% trong 1 năm.[14] Điều quan trọng là ngay cả khi có biện pháp chống nắng (ví dụ: kính bảo hộ, mũ, v.v.), mức độ ánh sáng ngoài trời vẫn cao hơn ngưỡng độ chói cần thiết để ngăn ngừa cận thị xảy ra.[15]
Các khuyến nghị hiện tại là dành tối thiểu hai giờ mỗi ngày với các biện pháp chống nắng đầy đủ, ví dụ: đội mũ, đeo kính râm khi tham gia các hoạt động ngoài trời. GIẢM THỜI GIAN NHÌN GẦN Bằng chứng không nhất quán, nhưng việc dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động ở khoảng cách gần như đọc, viết hoặc sử dụng màn hình được coi là yếu tố nguy cơ phát triển/tiến triển bệnh cận thị.[16-19]
- ĐIỀU TIẾT [20,21]
Mặc dù các nghiên cứu trước đây báo cáo rằng trẻ em và người lớn cận thị có độ trễ điều tiết cao hơn[21], nhưng không có mối liên hệ nào giữa tiến triển cận thị và độ trễ điều tiết. Có vẻ như độ trễ điều tiết liên quan đến cận thị có thể là một hậu quả chứ không phải là một yếu tố nguyên nhân.[20]
- CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH VÕNG MẠC [22]
Ở người lớn bị cận thị, chất lượng hình ảnh võng mạc khi nhìn gần đã được nghiên cứu. Kết luận được đưa ra rằng độ quang sai cầu âm gây ra sự suy giảm hình ảnh trung tâm và ngoại vi có thể kích thích sự phát triển của mắt. KHUYẾN NGHỊ Duy trì khoảng cách gần hơn (<30 cm) khi đọc và đọc liên tục > 30 phút là những yếu tố nguy cơ phát triển cận thị ở trẻ em.28 Do đó, tránh khoảng cách đọc gần hơn và nghỉ giải lao thường xuyên trong khi đọc có thể được thực hành để hạn chế cận thị.
Tác giả: Minh Đức
References:
[1] Smith EL, 3rd, Hung LF, Huang J. Protective effects of high ambient lighting on the development of form-deprivation myopia in rhesus monkeys. Invest Ophthalmol Vis Sci 2012; 53: 421-428.
[2] Rose KA, Morgan IG, Ip J et al. Outdoor activity reduces the prevalence of myopia in children. Ophthalmology 2008; 115: 1279-1285.
[3] Ashby R, Ohlendorf A, Schaeffel F. The effect of ambient illuminance on the development of deprivation myopia in chicks. Invest Ophthalmol Vis Sci 2009; 50: 5348-5354.
[4] Ashby RS, Schaeffel F. The effect of bright light on lens compensation in chicks. Invest Ophthalmol Vis Sci 2010; 51: 5247-5253.
[5] Wang Y, Ding H, Stell WK et al. Exposure to sunlight reduces the risk of myopia in rhesus monkeys. PLoS One 2015; 10: e0127863.
[6] Norton TT, Siegwart JT, Jr. Light levels, refractive development, and myopia–a speculative review. Exp Eye Res 2013; 114: 48-57.
[7] Karouta C, Ashby RS. Correlation between light levels and the development of deprivation myopia. Invest Ophthalmol Vis Sci 2014; 56: 299-309.
[8] Flitcroft DI. Emmetropisation and the aetiology of refractive errors. Eye (Lond) 2014; 28: 169-179.
[9] Torii H, Kurihara T, Seko Y et al. Violet Light Exposure Can Be a Preventive Strategy Against Myopia Progression. EBioMedicine 2017; 15: 210-219.
[10] Wang M, Schaeffel F, Jiang B et al. Effects of Light of Different Spectral Composition on Refractive Development and Retinal Dopamine in Chicks. Invest Ophthalmol Vis Sci 2018; 59: 4413-4424.
[11] Charman WN. Keeping the world in focus: how might this be achieved? Optom Vis Sci 2011; 88: 373-376.
[12] Xiong S, Sankaridurg P, Naduvilath T et al. Time spent in outdoor activities in relation to myopia prevention and control: a meta-analysis and systematic review. Acta Ophthalmol2017; 95: 551-566.
[13] He M, Xiang F, Zeng Y et al. Effect of Time Spent Outdoors at School on the Development of Myopia Among Children in China: A Randomized Clinical Trial. JAMA 2015; 314: 1142-1148.
[14] Wu PC, Tsai CL, Wu HL et al. Outdoor activity during class recess reduces myopia onset and progression in school children. Ophthalmology 2013; 120: 1080-1085.
[15] Lanca C, Teo A, Vivagandan A, et al. The Effects of Different Outdoor Environments, Sunglasses and Hats on Light Levels: Implications for Myopia Prevention. Transl Vis Sci Technol 2019; 8: 7.
[16] Saw SM, Wu HM, Seet B et al. Academic achievement, close up work parameters, and myopia in Singapore military conscripts. Br J Ophthalmol 2001; 85: 855-860.
[17] Saw SM, Hong CY, Chia KS et al. Nearwork and myopia in young children. Lancet 2001; 357: 390.
[18] Saw SM, Chua WH, Hong CY et al. Nearwork in early-onset myopia. Invest Ophthalmol Vis Sci 2002; 43: 332-339.
[19] Saw SM, Chua WH, Wu HM et al. Myopia: gene-environment interaction. Ann Acad Med Singap 2000; 29: 290-297.
[20] Mutti DO, Mitchell GL, Hayes JR et al. Accommodative lag before and after the onset of myopia. Invest Ophthalmol Vis Sci 2006; 47: 837-846.
[21] Bullimore MA, Gilmartin B. The accommodative response, refractive error, and mental effort: 1. The sympathetic nervous system. Doc Ophthalmol 1988; 69: 385-397.
[22] Sreenivasan V, Aslakson E, Kornaus A et al. Retinal image quality during accommodation in adult myopic eyes. Optom Vis Sci 2013; 90: 1292-1303.
[23] Ohlendorf A, Schaeffel F. Contrast adaptation induced by defocus – a possible error signal for emmetropization? Vision Res 2009; 49: 249-256.
[24] Yeo AC, Atchison DA, Lai NS et al. Near work-induced contrast adaptation in emmetropic and myopic children. Invest Ophthalmol Vis Sci 2012; 53: 3441-3448.
[25] Diether S, Schaeffel F. Long-term changes in retinal contrast sensitivity in chicks from frosted occluders and drugs: relations to myopia? Vision Res 1999; 39: 2499-2510.
[26] Yeo AC, Atchison DA, Schmid KL. Effect of text type on near work-induced contrast adaptation in myopic and emmetropic young adults. Invest Ophthalmol Vis Sci 2013; 54: 1478-1483.
[27] Aleman AC, Wang M, Schaeffel F. Reading and Myopia: Contrast Polarity Matters. Sci Rep 2018; 8: 10840.
[28] Ip JM, Saw SM, Rose KA et al. Role of near work in myopia: findings in a sample of Australian school children. Invest Ophthalmol Vis Sci 2008; 49: 2903-2910.